Chính trị Libya

Bài chi tiết: Chính trị Libya

Thời kỳ Gaddafi

Trước năm 2011, Libya có hệ thống chính phủ kép. "Ban cách mạng" gồm Lãnh tụ Cách mạng Gaddafi, Ủy ban cách mạng và các thành viên còn lại của mười hai người trong Hội đồng Chỉ huy Cách mạng, được thành lập từ năm 1969.[26] Ban lãnh đạo cách mạng từ trước không được bầu ra và cũng không thể bị khai trừ, bởi vì họ nắm quyền lực nhờ vào công lao đã đóng góp trong cuộc cách mạng. Ban cách mạng kiểm soát quyền đưa ra quyết định của ban kia, "Ban Jamahiriya".

Là nhánh lập pháp của chính phủ, ban này gồm các Đại hội Nhân dân Địa phương tại mỗi 1.500 khu vực đô thị, 32 Sha’biyat Đại hội Nhân dân cho các vùng, và Đại hội Nhân dân Quốc gia. Các cơ chế lập pháp này được đại diện bởi các cơ chế hành pháp tương đương (Ủy ban Nhân dân Địa phương, Ủy ban Nhân dân Sha'biyat và Ủy ban Đại hội Nhân dân Quốc gia).

Bốn năm một lần các thành viên của Đại hội Nhân dân Địa phương bầu ra lãnh đạo của mình và các thư ký cho các Ủy ban Nhân dân, bằng cách giơ tay biểu quyết, thỉnh thoảng có thể là sau nhiều cuộc tranh luận và một cuộc bỏ phiếu khá gắt gao. Lãnh đạo các Ủy ban Nhân dân Địa phương đại diện cho khu vực của mình tại Đại hội Nhân dân cấp trên và là sự ủy thác bắt buộc. Các thành viên của Đại hội Nhân dân Quốc gia bầu ra các thành viên của Ủy ban Nhân dân Quốc gia(Chính phủ libya1977 – 2011) bằng cách giơ tay biểu quyết tại kỳ họp hàng năm của mình. Cuộc họp gần đây nhất diễn ra tại Sirte 8 tháng 112 tháng 1 năm 2005, là kỳ họp hàng năm lần thứ 29.[27]

Trong khi vẫn có những cuộc tranh luận về người sẽ cạnh tranh vào các chức vụ hành pháp, trên thực tế chỉ những người được ban lãnh đạo cách mạng đồng ý mới trúng cử. Chính phủ hành chính chỉ hoạt động hiệu quả khi nó thực hiện đúng các mệnh lệnh lãnh đạo do ban lãnh đạo cách mạng đưa ra. Ban lãnh đạo cách mạng có quyền phủ quyết tối cao bất kể tới quyền lực hiến pháp của chế độ dân chủ nhân dân và cái gọi là quyền lực của nhân dân. Chính phủ kiểm soát cả truyền thông nhà nước và tư nhân, và bất kỳ một bài viết nào chỉ trích các chính sách hiện thời đều đã được chỉ đạo có mục đích từ trước của chính ban lãnh đạo cách mạng, để làm ví dụ về các biện pháp cải cách. Trong những trường hợp khác, sự chỉ trích như vậy của các tờ báo tư nhân, như tờ The Tripoli Post, đã bị kiểm duyệt.[28]

Các Đảng chính trị đã bị cấm hoạt động theo Đạo luật về việc cấm các Đảng Chính trị số 71 năm 1972.[29] Theo Đạo luật bổ sung năm 1971 cho phép thành lập các tổ chức phi chính phủ (NGOs). Bởi vì chúng phải thích hợp với những mục tiêu của cách mạng, tuy nhiên, có quá ít các tổ chức như vậy khi so sánh với các nước xung quanh. Các Liên đoàn Thương mại cũng không hề tồn tại,[30] nhưng nhiều hiệp hội nghề nghiệp được đưa vào trong các cơ cấu của chính phủ trở thành một trụ cột thứ ba, cùng với các Đại hội Nhân dân và các Ủy ban. Các hiệp hội đó không có quyền bãi công. Các hiệp hội nghề nghiệp cử các đại biểu tới các Đại hội nhân dân Quốc gia, và họ có tư cách đại diện.

Sau thời kì Gaddafi

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Libya //nla.gov.au/anbd.aut-an35304693 http://poli.vub.ac.be/cbw/cbw/003020100.html http://www.cbv.ns.ca/dictator/Amin.html http://www.lib.unb.ca/Texts/JCS/bin/get7.cgi?direc... http://www.lib.unb.ca/Texts/SCL/Vol22_1/fledderu.h... http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F003452.php http://www.unhchr.ch/tbs/doc.nsf/(Symbol)/E.1990.5... http://www.adherents.com/adhloc/Wh_185.html http://allafrica.com/stories/201107210928.html http://www.arabicnews.com/ansub/Daily/Day/060608/2...